Sau một thời gian sử dụng, tường nhà sẽ xuống cấp và không tránh khỏi bị thấm dột. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng và còn ảnh hưởng tới chất lượng của cả công trình. 5 biện pháp chống thấm triệt để cho tường nhà đã cũ sau đây sẽ là những gợi ý giúp chúng ta khắc phục tình trạng trên.
-
Chống thấm bề mặt ngoài tường
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường khỏi bụi bẩn, các vết rêu mốc, lớp sơn cũ đã bong tróc. Với các vết nứt thì sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám đầy.
Khi bề mặt đã khô thì thi công chống thấm bằng các vật liệu chuyên dụng. Do tường đã cũ nên cần đảm bảo thi công đúng kỹ thuật, cẩn thận ở từng bước.
-
Chống thấm bề mặt bên trong của tường
Nếu thấy tình trạng ẩm từ 1m trở lên thì là tường nhà đã bị thấm dột nặng. Khi đó chúng ta nên xử lý ngay.
- Sử dụng chà nhám để loại bỏ lớp sơn cũ đã bong tróc. Sau đó vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường.
- Dùng thạch cao hoặc các vật liệu chuyên dụng để vá đầy tường thạch cao hoặc tường bê tông.
- Sau đó sử dụng vật liệu chống thấm hoặc sơn chống thấm để xử lý tình trạng thấm dột cho tường. Lưu ý trước khi sơn chống thấm cần phủ lớp sơn lót.
-
Chống thấm tường nhà bị rạn nứt
Tường nhà cũ hay bị nứt và nếu có tác động nắng mưa thì dễ bị thấm dột. Bởi vậy tùy vào mức độ vết nứt mà chúng ta xử lý cho phù hợp.
Với các vết nứt nhỏ, và chưa ăn sâu vào bên trong: Chúng ta sử dụng keo chống thấm chuyên dụng để trám bít lại. Điều này giúp tránh tình trạng nước theo vết nứt thấm sâu vào kết cấu bên trong của tường.
Nếu tường có vết nứt lớn: Thì cần phải đục xung quanh và sâu 3 – 4cm chỗ vết nứt. Sau đó vệ sinh sạch sẽ bề mặt. Sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám đầy vết nứt. Cuối cùng là phủ màng chống thấm co giãn lên bề mặt.
-
Gia cố chắc chắn cho hệ thống ống dẫn nước
Rất nhiều trường hợp tường nhà cũ bị thấm là do hệ thống đường ống dẫn nước chạy ngầm trong tường bị nứt vỡ. Điều này làm cho nước bị ngấm ra. Hoặc do hệ thống thoát nước bị tắc, dẫn tới ứ đọng nước. Và từ đó nước bị thấm lên chân tường.
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên kiểm tra kỹ đường ống dẫn nước. Nếu đường ống bị nứt vỡ thì nên thay mới. Thường xuyên dọn dẹp, khơi thông hệ thống thoát nước nhằm đảm bảo nước được chảy thông suốt, tránh ứ đọng.
-
Che chắn bề mặt tường
Bề mặt tường được che chắn và bảo vệ tốt sẽ giúp giảm đi nguy cơ bị thấm. Để che chắn cho các bức tường, chúng ta có thể thực hiện các cách thức sau.
Lợp mái che cho tường nhà bằng các vật liệu như tôn, bạt, kính cường lực… Mái che sẽ giúp hạn chế sự tác động trực tiếp của mưa nắng lên bề mặt tường. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng bị đọng nước lên tường, gia chủ có thể làm thêm hệ thống máng xối.
Để bảo vệ tường ngoài, chúng ta có thể trồng thêm cây xanh, hệ thống cây, dây leo… mảng bảo vệ xanh này sẽ làm giảm đi lượng nước mưa tác động trực tiếp lên tường, đồng thời giúp cho lượng nhiệt lượng trên bề mặt tường được ổn định, tránh đi tình trạng co ngót của vật liệu.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thấm, hiện trạng tường mà chúng ta sử dụng biện pháp cho phù hợp. Để đạt được hiệu quả cao nhất, gia chủ nên thực hiện đồng bộ và kết hợp nhiều biện pháp với nhau. Bên cạnh đó, gia chủ cần chú ý tới việc lựa chọn đội thợ có tay nghề và kỹ thuật thi công tốt, cũng như chọn mua và sử dụng các vật liệu chống thấm chính hãng và chất lượng. Hãy đến với Công ty chống thấm Tam Thành để được tư vấn miễn phí, cũng như lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ chống thấm uy tín, chất lượng và hiệu quả.