Tầng hầm là phần kiến trúc ngày càng trở nên thông dụng tại các công trình xây dựng. Bên cạnh việc chú trọng thiết kế, xây dựng thì thi công chống thấm tầng hầm cũng cần phải được quan tâm thực hiện nhằm giúp đem lại sự tiện dụng khi sử dụng và độ bền cho cả công trình. Để thực hiện yêu cầu này, chúng ta có thể tham khảo 3 phương án chống thấm tầng hầm hiệu quả.
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thi công chống thấm, Công ty chống thấm Tam Thành nhận thấy rằng tình trạng thấm dột xuất hiện ở rất nhiều công trình. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
-
Do nguyên liệu bê tông sử dụng không đảm bảo, nên khi đổ bị rỗng dẫn đến bị thấm. Hoặc khi đổ khe co giãn và mạch ngừng bị lỗi dẫn đến tình trạng thấm sau một thời gian đưa vào sử dụng.
-
Do thiết kế sơ sài cũng như chưa thực hiện đúng quy trình chống thấm. Nhiều công trình thực hiện đổ bê tông xong xuôi rồi mới thực hiện chống thấm, nên sau đó phải xử lý bổ sung. Việc xử lý đôi khi mang tính đối phó nên kết quả không triệt để.
-
Các công trình dùng nguyên liệu hay phương án chống thấm không đảm bảo, khi xử lý lại thực hiện theo kiểu chắp vá nên hiệu quả không cao.
Chính vì vậy, tình trạng chống thấm tầng hầm phải được xử lý một cách triệt để. Và dù thực hiện theo phương án nào thì yêu cầu đầu tiên đặt ra khi xử lý tình trạng này là phải đảm bảo sự khô ráo và sạch sẽ cho bề mặt cần chống thấm. Các vết nứt hỏng phải được xử lý đúng kỹ thuật. Việc làm sạch và khô ráo bề mặt sẽ giúp tăng sự kết dính và hiệu quả của việc sử dụng các vật liệu chống thấm.
-
Sử dụng màng chống thấm tự dính
- Sau khi xử lý xong bề mặt thi công chống thấm, tiến hành bóc bỏ lớp nilong ở bề mặt màng, rồi trải và dán đều màng chống thấm lên trên bề mặt cần xử lý.
- Việc dán các màng cần đảm bảo độ che phủ là tốt nhất. Muốn vậy cần để biên độ chồng mí khi thực hiện các lần tiếp giáp là khoảng từ 70-100mm.
- Để tăng thời gian sử dụng và hiệu quả chống thấm, sau khi dán xong màng nguội sẽ trát thêm lớp bê tông dày từ 3-4cm lên trên. Lớp bê tông này còn có tác dụng bảo vệ cho lớp màng chống thấm.
-
Sử dụng màng khò nóng
- Bề mặt thi công sau khi được xử lý sạch sẽ và khô ráo sẽ được làm nóng lên bằng máy khò, rồi trải màng chống thấm lên. Tiếp sau đó sẽ khò để làm nóng chảy rồi ấn cố định dính lên bề mặt cần xử lý chống thấm.
- Để đảm bảo độ che phủ thì biên độ chồng mí khi thực hiện các lần tiếp giáp là 50mm.
- Để bảo vệ lớp chống thấm này, chúng ta cần trát thêm lớp bê tông dày từ 3-4cm lên. Đồng thời lớp bê tông này sẽ giúp kéo dài thời gian và hiệu quả sử dụng của màng chống thấm.
-
Sử dụng hóa chất chống thấm
- Khác với 2 phương án chống thấm trên, ở phương án chống thấm bằng hóa chất, bề mặt cần thi công sẽ được làm ẩm rồi quét lên đó hóa chất chống thấm.
- Quét lớp thứ nhất để khô, và sau khoảng từ 2-4 giờ đồng hồ sẽ quét tiếp lớp thứ 2. Việc quét hóa chất phải đảm bảo phủ kín bề mặt thi công, và lớp sau sẽ được quét vuông góc so với lớp trước.
Phương án sử dụng hóa chất chống thấm tuy đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp nhưng đem lại khả năng chống thấm cao và lâu bền theo thời gian. Thực tế khi thực hiện thi công chống thấm bằng phương án này, Công ty chống thấm Tam Thành nhận đã nhận được các phản hồi tích cực về hiệu quả chống thấm cao, độ bền lâu cũng như an toàn cho người sử dụng.
Dù thực hiện theo phương án chống thấm nào, bên cạnh vật liệu sử dụng thì trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của nhà thầu sẽ đóng vai trò quyết định tới chất lượng thi công. Thực tế cho thấy tình trạng thấm dột ở các công trình là khác nhau, nguyên nhân cũng có nhiều khác biệt. Và để xử lý được hiệu quả thì đòi hỏi đội ngũ kỹ sư và thợ thi công phải vững chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Hãy đến với Công ty chống thấm Tam Thành để được tư vấn miễn phí và có được các dịch vụ chống thấm uy tín, chất lượng.